Hướng dẫn cách dùng con lăn của sơn epoxy hệ lăn

Sơn sàn nhà xưởng giúp công trình chống bào mòn axit, kháng hóa chất mang lại tuổi thọ lâu dài và tối ưu kinh phí bảo dưỡng cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đang tìm hiểu loại sơn này và muốn biết thông tin chi tiết thì bài viết sau của mài sàn bê tông Bảo Anh sẽ là thông tin cụ thể về sơn Epoxy và quy trình thi công để bạn có thể tham khảo!

Sơn epoxy sàn nhà xưởng là gì?

Trước tiên, hãy cùng định nghĩa xem “sơn Epoxy là gì?”. Đó là tên gọi của loại sơn 2 thành phần bao gồm thành phần A là sơn gốc và thành phần B là chất đông cứng.

Sơn sàn nhà xưởng epoxy gồm 2 thành phần là sơn chuyên dụng cho sàn nhà xưởng và các loại sàn bê tông khác. Tùy từng nhà sản xuất mà quy định đóng gói sản phẩm sẽ khác nhau và mỗi công ty sẽ pha sơn epoxy khác nhau.

Sơn sàn nhà xưởng epoxy bạn có thể tham khảo

Sơn sàn nhà xưởng epoxy bạn có thể tham khảo

Ưu điểm sơn sàn nhà xưởng Epoxy 

  • Tạo ra một bề mặt liền mạch được làm sạch và bảo dưỡng hiệu quả.
  • Tổng lượng sơn bề mặt khô và bền có thể kéo dài đến 25 năm hoặc hơn.
  • Sơn có độ bóng cao, màu sắc linh hoạt tạo không gian làm việc và lối ra vào riêng biệt.
  • Sơn có khả năng chống hóa chất tốt để sử dụng trong sản xuất, công nghiệp và nhà kho.
  • Chịu lực tốt, không trơn trượt, chịu nhiệt và lửa cao.
  • Giải pháp tăng cường ánh sáng giúp cho khu vực làm việc sáng hơn gấp 3 lần để đảm bảo an toàn tối đa.
  • Làm giảm sự hao mòn các phương tiện để chúng có thể hoạt động nhanh hơn và hiệu quả hơn.
  • Sơn thân thiện với môi trường.
  • Sơn epoxy thi công đơn giản và tiết kiệm chi phí.

Dây chuyền sản xuất sơn epoxy chống tĩnh điện có khả năng kiểm soát tĩnh điện đáp ứng yêu cầu của các nhà máy sản xuất điện tử, vi mạch công nghệ cao.

Sơn epoxy tự san phẳng có khả năng kháng khuẩn, chống nấm mốc rất tốt nên thường được sử dụng trong các phòng như: Bệnh viện, nhà máy dược phẩm, nhà máy thực phẩm hay nhà máy sản xuất linh kiện điện tử,… Ngoài ra, sơn epoxy còn có rất nhiều ứng dụng bất ngờ khác.

Quy trình sơn Epoxy nhà xưởng

1.Chuẩn bị trước khi thi công sơn nền Epoxy

Trước khi tiến hành thi công sơn sàn epoxy cần chuẩn bị những công việc sau:

Kiểm tra và đánh giá bề mặt bê tông 

Trước khi thi công chúng ta cần khảo sát và đánh giá bề mặt bê tông để đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

  • Mác bê tông: Nên sử dụng bê tông mác 250, 300 hoặc bê tông tươi để đảm bảo chất lượng khi thi công. Bên cạnh đó, mác bê tông còn phụ thuộc vào sự chịu lực của nền bê tông thiết kế.
  • Độ ẩm: Là nguyên nhân chính khiến sơn bị bong tróc và hư hỏng nhanh nhất. Nếu độ ẩm của sơn epoxy gốc dầu nhỏ hơn 5% và sơn gốc nước nhỏ hơn 8% thì nền đã đạt tiêu chuẩn. Còn khi lớp nền vượt quá độ ẩm cho phép thì nên làm một lớp vừa phải trên bề mặt lớp nền để chống ẩm trước khi thi công.
  • Mặt nền bằng phẳng: Để đạt tiêu chuẩn nền đất cần bằng phẳng và chắc chắn. Bên cạnh đó, bạn cần làm nhám để bề mặt sơn dễ bám vào.
  • Vệ sinh trước khi thi công: Nếu không muốn lớp nền nhanh hỏng và bong tróc, bạn cần làm sạch bụi bẩn, vết dầu trên bề mặt lớp nền trước khi thi công.
  • Chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết gồm: Máy mài sàn bê tông, máy hút bụi, máy răng cưa, con lăn gai và con lăn chuyên dụng.

2. Hướng dẫn quy trình sơn Epoxy nhà tiêu chuẩn 7 bước

Quy trình thi công sơn epoxy nền nhà xưởng đúng kỹ thuật phải trải qua 7 bước sau:

Bước 1: Trải bạt và lau sàn

  • Giúp hạn chế tiếng ồn, bụi mịn và không gây ảnh hưởng đến khu vực xung quanh.

Bước 2: Xử lý bề mặt thi công

  • Bạn sử dụng máy mài sàn chuyên dụng để đảm bảo sàn luôn phẳng, không gồ ghề và loại bỏ tình trạng không bằng phẳng bề mặt. Tiếp theo bạn hãy dùng máy hút bụi để hút sạch bụi bẩn nhằm tăng độ bám dính của sơn.

Bước 3: Làm sạch và chuẩn bị bề mặt bê tông

  • Bạn cần phải hút sạch bụi bẩn trên sàn và xử lý các chỗ lồi lõm. Các vết nứt lớn hơn phải được lấp đầy bằng bột trét đặc biệt.

Bước 4: Phủ sơn lót

  • Là bước cần thiết giúp tạo và làm tăng độ kết dính giữa lớp nền + lớp sơn epoxy. Tuy nhiên, sơn lót còn giúp ngăn thấm nước vào và thoát ra bề mặt.

Bước 5: Xử lý, làm đẹp các khiếm khuyết trên sàn

  • Trong bước này, bạn cần sử dụng bột trét để làm đầy, mịn các lỗ nhỏ, vết nứt và các khuyết điểm khác.

Bước 6: Phủ sơn Epoxy

  • Tùy vào loại sơn epoxy có một phương pháp thi công khác nhau. Do vậy, tùy vào từng loại sơn Epoxy mà bạn thi công theo các bước sau: 

Đối với hệ lăn sơn epoxy

  • Lớp đầu, bạn dùng con lăn rồi lăn đều khắp bề mặt, sau đó đợi khô 2-3 tiếng rồi mới thi công lớp tiếp theo.
  • Khi lớp sau hoàn thiện bạn có thể đi sau 1 ngày và xe di chuyển được sau 72 giờ.

Hướng dẫn cách dùng con lăn của sơn epoxy hệ lăn

Hướng dẫn cách dùng con lăn của sơn epoxy hệ lăn

Đối với sơn epoxy tự san phẳng

Để phương pháp này có độ dày hơn thì ta thực hiện bao gồm các bước:

  • Khi đã làm sạch bề mặt nền, chúng ta dùng băng keo xốp để ngăn cách các khu vực thi công giúp hạn chế tình trạng sơn lan ra các khu vực khác.
  • Mở 2 xô nguyên liệu sơn epoxy, dùng máy trộn khuấy đều xô A rồi đổ sơn vào xô B trộn đều.
  • Đổ sơn lên bề mặt bê tông, sau đó dùng cào phủ đều và dùng con lăn phá bọt. Vì thế, sơn có độ dày từ 1-3mm tùy theo yêu cầu của từng công trình.

Cách sơn sàn epoxy tự san phẳng

Cách sơn sàn epoxy tự san phẳng

Bước 7: Nghiệm thu và bàn giao công trình

Có thể đi bộ trên mặt đất sau 1 – 2 ngày thi công và có thể bàn giao công trình cho gia chủ. Thế nhưng nếu bạn muốn di chuyển xe trọng tải lớn thì phải chờ khoảng 3-7 ngày.

Lưu ý khi thi công

Để đảm bảo tuổi thọ của công trình và tiết kiệm chi phí bảo trì cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Làm sạch bề mặt thi công, sử dụng máy mài chuyên dụng và dùng máy hút bụi chuyên dụng.
  • Mác bê tông phải là mác từ 250 trở lên với tiết diện khe co giãn.
  • Nền phải được làm khô theo tiêu chuẩn đã định và muốn biết chính xác hãy sử dụng thiết bị đo độ ẩm.
  • Sử dụng thêm một lớp vải địa kỹ thuật để chống thấm.
  • Nên đợi khoảng 7 ngày để sơn khô, khử mùi hôi rồi mới sử dụng.
  • Nên sử dụng con lăn trong quá trình thực hiện thi công.

Bài viết trên đã chia sẻ chi tiết quy trình cũng như phương thức thi công chi tiết sơn sàn nhà xưởng. Hy vọng rằng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách làm cũng như có các bước thi công tốt nhất cho công trình thi công.