Thông thường độ dày của sàn bê tông nhà dân dụng là khoảng 8-10cm

Sàn nhà là một phần vô cùng quan trọng trong quá trình thi công nhà ở. Không những vậy, nó còn giúp công trình chống chịu được lực đè ép lên mà còn được coi là tiêu chí để đánh giá độ bền vững và chắc chắn của công trình xây dựng. Vậy Đổ sàn bê tông dày bao nhiêu là hợp lý và đúng kỹ thuật? Mời bạn theo dõi chi tiết ở nội dung sau!

Chúng ta cần tính toán xem đổ sàn bê tông sao cho hợp lý để công trình của bạn vững chắc mà không gây nguy hiểm

Chúng ta cần tính toán xem đổ sàn bê tông sao cho hợp lý để công trình của bạn vững chắc mà không gây nguy hiểm

Tiêu chuẩn quy định chiều dày sàn bê tông nhà dân dụng

Trên thực tế, nếu tính toán được chính xác độ dày của sàn nhà ở thì chúng ta có thể đảm bảo độ bền và độ phẳng, chống ẩm, chống trơn trượt, tiết kiệm chi phí đầu tư một cách hợp lý nhất. Nếu chiều dày của sàn quá nhỏ thì độ cứng của công trình sẽ không được đảm bảo. Ngược lại, nếu chiều dày của sàn quá lớn sẽ làm tăng tải trọng và còn gây tốn kém kinh tế do khối lượng bê tông cốt thép tăng lên.

Nhưng khi đổ sàn bê tông thì độ dày của sàn bê tông trong công trình dân dụng khác với sàn bê tông nhà xưởng và các kết cấu bản sàn khác.

Trong kết cấu nhà dân dụng, khối lượng bê tông sàn sẽ chiếm 30% khối lượng bê tông công trình. Vì vậy, việc tính toán chiều dày sàn phải hết sức cẩn thận.

Các yếu tố ảnh hưởng tới độ dày sàn bê tông

Nhìn chung, độ dày của sàn bê tông chủ yếu phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Kích thước nhịp.
  • Độ cứng của dầm.
  • Tải trọng tác dụng.

Các yếu tố khác như mác bê tông, mác thép và lượng thép.

Đổ sàn bê tông dày bao nhiêu? 

Trên thực tế, độ dày của sàn bê tông nhà ở thường từ 8 – 10cm. Mặc dù khi đổ bê tông sàn, không có yêu cầu chống thấm cao như mái và cũng không có khả năng chống nóng như mái nhưng bạn cũng cần đảm bảo đúng kỹ thuật khi đổ sàn bê tông. Và tuân thủ theo các quy trình bảo trì để ngăn ngừa nứt vỡ.

Độ dày của sàn bê tông nhà ở cần đảm bảo các tiêu chuẩn về khả năng chịu lực, cách âm, chống ăn mòn, chống thấm và có lợi về mặt kinh tế.

Độ dày của sàn phải đảm bảo khả năng chịu lực tốt, độ cứng cao khi có sự tác động, thiết bị, máy móc, vật dụng, di chuyển, đảm bảo không bị nứt, sập, không gây nguy hiểm cho người và những đồ vật bên dưới.

Sàn bê tông cần đảm bảo khả năng chịu lực tốt và còn có khả năng cách âm, cách nhiệt giữa các tầng.

Độ dày sàn bê tông cũng ảnh hưởng đến chi phí đầu tư và hiệu quả kinh tế. Đổ sàn quá dày sẽ làm tăng trọng tải, ảnh hưởng đến sức chịu tải của tòa nhà và gây tốn kém chi phí. Vì vậy cần tính toán độ dày của sàn sao cho sàn vừa chắc, vừa nhẹ để đảm bảo khả năng chịu lực.

Thông thường độ dày của sàn bê tông nhà dân dụng là khoảng 8-10cm

Thông thường độ dày của sàn bê tông nhà dân dụng là khoảng 8-10cm

Công thức tính độ dày sàn bê tông chính xác đến 95%

Trong xây dựng, để có công thức tính chiều dày sàn bê tông sao cho phù hợp thì chúng ta cần căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau. Hiện nay có 2 phương pháp tính chiều dày sàn bê tông như sau:

 

  • Chọn độ dày của sàn theo sách

 

Công thức: h = (D / m) Lng (1)

ở đó:

  • h là tổng chiều cao, tùy thuộc vào loại sàn dân cư, công nghiệp hay thương mại.
  • Lng là độ dài cạnh ngắn tính toán của ô bàn.
  • D là giá trị phụ thuộc tải trọng, thường nằm trong khoảng 0,8-1,4.
  • m là dầm dao động trong khoảng 30-35.

 

  • Độ dày tối thiểu theo AIC

 

Với bản kê bốn mặt (kể cả sàn dầm), AIC đưa ra giá trị số min theo điều kiện độ võng phụ thuộc vào cả độ cứng của dầm và loại thép, công thức tính chiều dày của sàn bê tông như sau:

  • Khi 0,2 <α <2,0 thì chiều dày sàn không nhỏ hơn:

h = Ld [0,8 + (fy / 200 000)] / [36 + 5ß (alpha -0,2)] và 5 in. (2)

  • Khi α> 2, chiều dày sàn không nhỏ hơn:

h = Ld [0,8 + (fy/200 000)]/ [36 + 9ß)] và 3,5 in. (3)

Trong đó: α là tỉ số độ cứng của dầm và độ cứng của sànα = EdJd/EsJ

Các yêu cầu về kỹ thuật khi đổ sàn bê tông 

Khi thi công sàn bê tông, cần đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật như sau:

  • Đảm bảo sàn có khả năng chịu lực tốt, sàn khô ráo, có khả năng thấm nước.
  • Lô đất đảm bảo bằng phẳng và đẹp.
  • Bề mặt sàn cũng phải đủ nhẵn để kết dính với mặt nền.

Lưu ý: Trong quá trình thi công, nếu vữa bê tông đã trộn được 1 giờ 30 phút thì tiến hành trộn lại. Và không được thêm nước khi trộn thì chất lượng của vữa bê tông vẫn có thể được đảm bảo.

Phải đáp ứng đủ những kỹ thuật trên thì mới có được một sàn bê tông vững chắc cho công trình

Phải đáp ứng đủ những kỹ thuật trên thì mới có được một sàn bê tông vững chắc cho công trình

Hy vọng với những giải đáp về đổ sàn bê tông dày bao nhiêu trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách thi công sàn đúng kỹ thuật. Mọi thông tin chi tiết hay thắc mắc về cách đổ bê tông sàn nhà hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và giải đáp một cách nhanh chóng. website: https://maisanbetongbaoanh.com/