Chống thấm trần bê tông 3

Cứ đến mùa mưa, trần nhà của bạn lại bị những vết nước thấm dột loang lổ gây mất thẩm mỹ và ẩm mốc khó chịu. Trong bài viết này, maisanbetongbaoanh.com sẽ chia sẻ đến bạn cách chống thấm trần nhà bị nứt đơn giản và hiệu quả nhé!

Nguyên nhân trần nhà bê tông bị thấm

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến trần bê tông bị thấm nước:

  • Do sử dụng vật liệu kém chất lượng, không đảm bảo chất lượng thi công trần nhà, sau một thời gian sử dụng và chịu tác động của các yếu tố bên ngoài như: nắng, mưa,… sẽ dẫn đến hiện tượng thấm nước. 
  •  Quy trình thực hiện kết cấu đan thép và bê tông không đạt tiêu chuẩn và sử dụng bê tông kém chất lượng làm nền xi măng nhanh xuống cấp.
  • Các gia đình có sân thượng nhưng xây dựng hệ thống thoát nước không tốt dẫn đến tình trạng đọng nước lâu ngày làm cho trần nhà bị thấm dột.
  • Trong quá trình thi công xây dựng không áp dụng các biện pháp chống thấm hoặc sử dụng không đúng cách.

Chống thấm trần bê tông

         Trần nhà bằng bê tông bị thấm nước và ẩm mốc

Cách chống thấm trần nhà tốt nhất hiện nay?

Các phương pháp chống thấm trần nhà đơn giản phổ biến nhất là:

1.Bơm trực tiếp chất kết dính chống thấm trần chuyên dụng

Chuẩn bị các chất liệu thi công: 

  • Keo PU trương nở được thiết kế chuyên dụng để xử lý triệt để các trần bê tông bị nứt.
  • Phụ gia chống thấm: sika latex trộn với vữa bê tông để phủ.
  • Trang thiết bị: máy bơm keo chống thấm trần nhà chuyên nghiệp, hiện đại kèm theo phụ kiện.
  • Hóa chất chống thấm gốc xi măng, đàn hồi và thấm tốt.

Xử lý chống thấm trần bê tông:

  • Xác định khu vực cần chống thấm.
  • Làm sạch các vết nứt, làm sạch trần nhà.
  • Gắn chính xác kim bơm keo vào vị trí trần bị nứt.
  • Đổ keo PU vào ống đựng gắn trên máy,  bơm vào kim đã gắn.
  • Trít vào các vị trí bạn vừa đục khoét ra.
  • Quét 1 lớp phụ gia chống thấm trước, đợi khô, sau đó quét thêm ít nhất 2 lớp hóa chất chống thấm lên.

Chống thấm trần bê tông 1

                              Chống thấm trần bằng keo chống thấm

2. Sử dụng kỹ thuật chống thấm trần nhà bằng nhựa đường

Chuẩn bị các vật liệu thi công:

  • Màng bitum nhựa đường.
  • Sơn lót chống thấm Asphalt primer.
  • Vữa xi măng đàn hồi.
  • Gạch ốp chống nóng.
  • Thiết bị hỗ trợ: đèn khò, con lăn, bay, …

3. Hướng dẫn thực hiện chống thấm trần nhà bằng nhựa đường

  • Làm sạch bề mặt trần.
  • Quét lớp sơn lót chống thấm Asphalt primer lên bề mặt sàn đã được làm sạch.
  • Đốt nóng màng nhựa đường bằng đèn khò gas để làm chảy nhựa đường, và dàn đều màng bằng con lăn. Dùng bay để làm phẳng các góc cạnh và mép của màng để đảm bảo nhựa đường bám chắc vào trần nhà.
  • Trước khi thực hiện bước tiếp theo, bạn hãy ngâm vào nước để thử khả năng chống nước của màng.
  • Trét vữa xi măng đàn hồi dày 2-3 cm để bảo vệ màng dán và dàn đều tạo độ dốc giúp nước chảy xuống đường ống thoát.
  • Xây dựng xong, lát gạch chống nóng.

chống thấm trần bê tông 2

 Chống thấm trần bê tông bằng nhựa đường

4. Sử dụng miếng dán chống thấm trần nhà

Chuẩn bị

  • Bề mặt thi công phải chắc, khô và sạch.
  • Bụi bẩn, chất tháo ván khuôn, cặn xi măng, sơn, rỉ sét, vật liệu có độ bám dính kém phải được loại bỏ bằng tay hoặc dụng cụ mài mòn cơ học.
  • Bề mặt kim loại và nhựa phải được làm sạch kỹ lưỡng bằng dung môi
  • Đối với bề mặt bê tông và vữa, tăng độ bám dính bằng cách phủ một lớp sơn lót nhựa đường và để lớp sơn lót khô ít nhất 1 giờ.
  • Nhiệt độ môi trường: tối thiểu + 50C, tối đa + 400C. Nếu nhiệt độ dưới 100C, thì băng trám kín và bề mặt phải được làm nóng trước và trong khi thi công (tốt nhất nên sử dụng dụng cụ làm nóng bằng khí).

Hướng dẫn chống thấm trần

  • Cắt băng trám kín theo chiều dài mong muốn và tháo màng bảo vệ
  • Dùng con lăn sơn để ấn mạnh lên bề mặt với một lực phù hợp.
  • Các mối nối phải chồng lên nhau ít nhất 5 cm.
  • Băng keo chống thấm cần được làm nóng bằng máy sấy trong quá trình thi công để tăng độ bám dính trên bề mặt. 

Chống thấm trần bê tông 3

Chống thấm trần bê tông bằng miếng dán chống thấm

5. Sử dụng sơn chống thấm trần bê tông

Về cơ bản, Sơn chống thấm là lớp phủ bề mặt có chức năng thẩm mỹ hơn và có thêm chức năng chống thấm do có lớp màng mỏng. Tuy nhiên sơn chống thấm dễ bị lão hóa do tia UV theo thời gian, dễ bong tróc hoặc dễ hư hỏng. Đặc biệt rất dễ bị ngoại lực tác động làm rách lớp màng này, và hiện tượng thấm sẽ xảy ra ngay lập tức. Mặc dù vẫn có chức năng ngăn sự xâm nhập vào các bề mặt thi công, nhưng nó không phải là chất thay thế cho chất chống thấm nước.

 

Chuẩn bị 

  • Bề mặt vữa xi măng và bê tông phải đủ mác, không bong tróc. Loại bỏ triệt để rêu mốc, lớp sơn cũ, dầu mỡ, bụi phấn và các lớp vữa xi măng bị phong hóa.
  • Đối với tường mới, kết cấu vữa xi măng phải để ổn định (ít nhất 12 ngày) và cho sàn (ít nhất 21 ngày).
  • Sơn chống thấm chuyên dụng

sơn chống thấm

Một loại sơn chống thấm hiện nay

Những lưu ý khi chống thấm trần nhà

  • Trước khi sử dụng các biện pháp Chống thấm trần nhà được nêu ở trên. Bạn nên tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và lựa chọn cho mình phương pháp hữu hiệu nhất. Nó có thể giúp bạn giảm thời gian, sức lực và chi phí.
  • Chọn phương pháp thích hợp dựa trên mức độ trần nhà bị thấm nhiều hay thấm ít hoặc thấm nghiêm trọng .
  • Trước khi thực hiện công đoạn chống thấm, bạn nên vệ sinh trần nhà sạch sẽ và loại bỏ lớp sơn bả trước đó.

Hy vọng với bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về tình trạng thấm dột trần nhà là do đâu và các giải pháp chống thấm dột trần nhà bằng bê tông hiệu quả, an toàn, tiết kiệm chi phí.