Mua sàn nhựa giả gỗ tự dán nhưng bạn lại không biết cách dán như thế nào để sàn bền, đẹp, không bị vênh? Nhằm giúp khách hàng vấn đề này, bài viết sau đây chuyên gia thi công sàn nhựa giả gỗ keo dán 10 năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ share chi tiết các bước làm để bạn có thể tham khảo!
Sàn nhựa giả gỗ tự dán là gì?
Sàn nhựa tự dán hay còn gọi là sàn nhựa tự dính, sàn nhựa dán sẵn, sàn nhựa có keo tự dính, sàn nhựa bóc dán… Được biết, đây là một trong những loại sàn phổ biến và được nhiều người lựa chọn để thi công các công trình nội thất.
- Sàn tự dính đặc biệt ở chỗ chúng được thiết kế và sản xuất với một lớp keo có thể tháo rời. Tương tự như băng dính hai mặt, khi lát sàn chỉ cần bóc lớp giấy ra để lộ lớp keo sau đó dùng tay ấn chặt xuống sàn và cố định.
- Sản phẩm được làm từ PVC với các chất phụ gia đem lại các đặc tính tuyệt vời về màu sắc, độ đàn hồi và độ cứng. Sản phẩm được thiết kế dạng tấm với kích thước và nhiều kiểu vân gỗ, vân thảm hoặc vân đá khác nhau để khách hàng có thể tùy chọn.
Sàn nhựa tự dán dùng keo chuyên dụng
Ưu nhược điểm sàn nhựa giả gỗ tự dán
1.Ưu điểm
Một số ưu điểm của loại vật liệu này mà chúng ta cần kể đến đó là:
- Cấu tạo 5 lớp chắc chắn mang đến sự kiên cố và bền bỉ cho sản phẩm.
- Sàn được làm từ chất liệu nhựa nguyên sinh, không chứa chất độc hại nên rất an toàn.
- Thi công nhanh và tiện lợi.
- Đa dạng về kích thước, mẫu mã, chủng loại… giúp người dùng dễ dàng lựa chọn và mua được sản phẩm ưng ý nhất.
- Chống cong vênh, mối mọt.
- Khả năng chống trơn trượt và chống bám bẩn hiệu quả.
2.Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm trên, loại vật liệu sàn này cũng tồn tại một số nhược điểm khiến người dùng chưa hài lòng, có thể kể đến đó là:
- Yêu cầu cao về mặt nền thi công, nếu mặt nền không bằng phẳng hoặc không sạch sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sau khi thi công.
- Chịu nước, chịu ẩm kém hơn so với các loại sàn gỗ.
- So với sàn gỗ hay sàn nhựa cao cấp thì loại sàn này có khả năng chống trầy xước kém hơn.
Sàn nhựa giả gỗ tự dán có nhiều ưu điểm
Cách tự dán sàn nhựa giả gỗ
Việc thi công sàn nhựa dán giả gỗ có thể hoàn thành chỉ trong 7 bước cơ bản:
Bước 1: Chuẩn bị
Các dụng cụ thi công cần có là: búa cao su, kéo, dao cắt giấy, băng keo, thước kẻ, …
Bước 2: Xử lí mặt nền
- Xử lý bề mặt sao cho phẳng, sạch là công đoạn rất quan trọng. Mặt sàn cần được làm sạch để lớp keo bám vào sàn.
- Bạn cần lau, quét, hút bụi, vv để giữ cho sàn nhà của bạn sạch sẽ nhất có thể. Ngoài ra, độ cong, vênh, lồi, lõm của sàn cũng cần được kiểm tra và xử lý kỹ lưỡng. Để sàn bằng phẳng tuyệt đối, bạn cần sử dụng các biện pháp như bào hoặc lấp đầy các lỗ lõm sàn bằng xi măng.
Lưu ý: 5 yếu tố cần lưu ý khi xử lý nền: nhẵn – phẳng – mịn – sạch – khô tuyệt đối.
Bước 3: Trát keo chuyên dụng
- Trước khi sử dụng có thể khuấy đều keo trong hộp để keo đều hơn. Nên quét keo với diện tích nhỏ, mỗi lần quét từ 1m2 đến 2m2 để đảm bảo keo không bị khô quá khi đặt gạch nhựa. Tỉ lệ trát cũng quyết định đến độ kết dính của keo.
- Thông thường, tỷ lệ này sẽ rơi vào khoảng 0,25-0,5kg keo / m2 sàn. Tùy thuộc vào chất nền, bạn có thể sử dụng nhiều keo hơn. Sử dụng lượng keo đúng chuẩn không chỉ giúp tiết kiệm keo mà còn tạo độ bám dính tối ưu cho sàn.
- Sau khi trát keo, bạn cần đợi khoảng 45-60 phút cho đến khi keo chuyển từ màu trắng đục sang màu vàng đục.
Bước 4: Lắp tấm sàn đầu tiên
Chọn vị trí thích hợp và đặt tấm sàn nhựa đầu tiên theo diện tích bề mặt keo đã chuẩn bị sẵn. Một lưu ý nhỏ khi lắp đặt là nên đặt hướng của vân gỗ theo hướng của cửa. Bạn cũng không nên đặt sàn nhựa quá sát tường.
Bước 5: Sử dụng Búa cao su
Dùng búa cao su gõ nhẹ và đều vào tấm sàn mới lắp. Như vậy sẽ tạo độ bám dính cao hơn cho sàn nhựa. Tấm sàn đầu tiên sẽ là quy chuẩn của bạn để lắp đặt các tấm còn lại.
Bước 6: Tiếp tục tiến hành với các tấm sàn nhựa còn lại
Gắn các tấm còn lại khít với tấm đầu tiên để tạo bề mặt đồng nhất. Nhớ chú ý chiều của vân gỗ để bề mặt sàn đẹp hơn.
Bước 7: Làm sạch sàn sau khi lát
Đừng quên làm sạch sàn sau khi lắp đặt và trước khi sử dụng.
Thi công sàn nhựa dán keo giả gỗ cần phải tỉ mỉ
Sàn nhựa giả gỗ tự dán nên sử dụng ở đâu?
Sàn tự dán là dòng sản phẩm kén người dùng. Không phải tất cả các bề mặt đều có thể dán sàn tự dính. Nếu mua sàn tự dính, bạn nên chú ý vệ sinh bề mặt trước khi thi công để đảm bảo bề mặt được phẳng.
Sàn tự dính thích hợp lát trên bề mặt gạch, sàn phẳng… Nếu nền đủ sạch để keo bám vào thì tuổi thọ của sàn tự dính sẽ rất lâu.
Lưu ý khi dán sàn nhựa giả gỗ
Trước khi mua và chuẩn bị lắp đặt sàn nhựa dán, bạn nên lưu ý một số điều sau để đảm bảo phát huy được những đặc tính ưu việt của sản phẩm và kéo dài tuổi thọ đó là:
- Trước hết, mặt nền cần được làm sạch, nền phải phẳng tuyệt đối, không có lỗ, gạch vỡ và các vấn đề khác ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
- Thứ hai, chú ý đổ keo đều, xếp sàn nhựa một cách đều đặn, không được xô đẩy. Không nên đổ keo quá dày hoặc quá mỏng sẽ làm mất thẩm mỹ của sàn và gây khó khăn khi thi công.
- Thứ ba, sau một thời gian dài sử dụng, tất nhiên sàn sẽ xảy ra một số hư hỏng ở một số chỗ buộc phải thay thế bằng một loại keo dán vân gỗ khác vào những chỗ hư hỏng. Tuy nhiên việc thay thế không hề đơn giản và khi thay thế sàn cần phải tỉ mỉ và cẩn thận để không làm ảnh hưởng đến các miếng xung quanh.
- Cuối cùng, điều quan trọng nhất là hạn chế đổ hoặc làm ướt sàn sau khi thi công hoặc khi đã đưa vào sử dụng. Vì loại sàn này là dễ bị thấm nước và dễ gặp sự cố khi tiếp xúc với nước. Nếu đổ nhiều nước lên bề mặt sàn mà không lau khô nhanh thì rất có thể sàn sẽ bị bong tróc do keo phồng lên và không còn dính nữa.
Trên đây là một số điều bạn cần biết về sản phẩm sàn nhựa giả gỗ tự dán. Có thể thấy sàn nhựa tự dán có rất nhiều ưu điểm như hình thức đẹp, thi công nhanh và dễ dàng vệ sinh. Điều cần nhớ nhất đó là đảm bảo bề mặt nền phải phẳng và khô. Hy vọng rằng những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn.